Các mốc thời gian bảo dưỡng máy xúc định kì mà bạn cần biết

Máy xúc cũng như các loại xe công trình khác, bạn cần phải tiến hành bảo dưỡng xe thường xuyên nếu như không muốn máy xúc của mình nhanh hỏng. Việc bảo dưỡng dịnh kì giúp sớm phát hiện tình trạng hỏng hóc (nếu có) và tiến hành tra dầu để máy móc vận hành trơn tru hơn. Bài viết ngày hôm nay, Tân Phát muốn gửi đến bạn các mốc thời gian bảo dưỡng máy xúc định kì chuẩn nhất, đã được các chuyên gia khuyên làm theo.

Bảo dưỡng định kỳ là gì?

Bảo dưỡng định kỳ được định nghĩa là việc bảo dưỡng theo một khoảng thời gian nhất định, ví dụ khoảng thời gian được tính theo giờ hoặc theo tháng (6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…) hoặc theo số km đi được đối với xe máy, ô tô… tức là bảo dưỡng cho máy theo thời gian hoạt động.

Riêng với một số loại máy xây dựng thì khác, do hoạt động với công suất cực lớn cho nên việc bảo dưỡng máy xúc cần diễn ra theo khoảng thời gian làm việc nhỏ hơn so với các loại máy khác. Việc bảo dưỡng cho máy xúc được quy định theo thời gian mà máy xúc làm việc và người ta tính theo giờ làm việc của máy xúc. Thông thường, số giờ bảo dưỡng định kỳ sẽ là: 10 giờ, 50 giờ, 125 giờ, 250 giờ, 500 giờ, 1000 giờ và 2000 giờ.

Các mốc thời gian bảo dưỡng máy xúc định kì mà bạn cần biết

1. Sau 10 giờ máy xúc hoạt động

Để máy xúc hoạt động được bình thường, sau mỗi 10 giờ máy hoạt động, bạn cần:

– Kiểm tra mức dầu động cơ, mức dầu nhiên liệu

– Kiểm tra đèn và dụng cụ báo hiệu

– Kiểm tra rò rỉ, các bộ phận bên ngoài

– Kiểm tra lốp (độ căng  và tình trạng lốp)

2. Sau 50 giờ máy xúc hoạt động

Sau 50 giờ máy xúc hoạt động, bạn cần: 

– Siết chặt các bu lông trước và sau trục truyền động.

– Cần kiểm tra mức dầu của trợ lực phanh, hộp số

– Kiểm tra phanh tay, áp suất lốp

– Bơm thêm mỡ vào các trục truyền động, vào gầm phụ và bơm vào các ổ bi.

Tuy nhiên nếu bạn làm thường xuyên những việc trên hàng tuần là tốt nhất.

3. Sau 125 giờ máy xúc hoạt động

125 giờlàm việc, bạn cần: kiểm tra mức dầu thủy lực, ắc quy, nắp máy và hệ thống làm mát.

4. Sau 250 giờ máy xúc hoạt động

Bạn cần tiến hành kiểm tra độ chặt của bu lông vành bánh xe và bu lông phanh đĩa, mức dầu của cầu trước và cầu sau sau khi máy xúc đã hoạt động 250 giờ. Tiếp đó cần siết chặt lại các bu lông của bộ phận điều khiển cơ khí và các trục trước sau. Việc kiểm dây đai của động cơ, các bộ phận như máy nén khí và máy nạp này cực kì cần thiết. Cuối cùng, bạn có thể hiệu chỉnh lại phanh (bao gồm cả phanh chân và phanh tay) và thay dầu nhớt cho động cơ để hoạt động được trơn tru.

5. Sau 500 giờ máy xúc hoạt động

Các việc bạn cần làm bao gồm:

– Kiểm tra độ sạch của hộp số, làm sạch lọc dầu (có thể thay thế nếu cần thiết)

– Bổ sung dầu và phụ gia cho thùng dầu thuỷ lực.

– Thay nhớt cho động cơ và lọc tách nước (nếu cần thiết).

– Siết chặt các bu lông nối cầu trước và cầu sau.

– Kiểm tra khe hở cần ga.

6. Sau 1000 giờ máy xúc hoạt động

Khi máy xúc làm việc được khoảng thời gian là 1000 giờ, đây là khoảng thời gian khá dài và bạn cần:

– Kiểm tra độ sạch của dầu truyền động. Nếu thấy vẩn đục thì phải thay dầu và làm sạch lọc tách nước.

– Thay lọc dầu diesel.

– Kiểm tra các loại đồng hồ đo nhiệt độ và áp suất.

– Kiểm tra độ chặt của ống hút và xả động cơ.

7. Sau 2000 giờ máy xúc hoạt động

2000 giờ là một khoảng thời gian làm việc dài nếu như máy xúc của bạn làm việc liên tục. Do đó bạn cần phải:

– Thay dầu thuỷ lực làm sạch bình dầu và lọc tách nước, kiểm tra ống phụ gia.

– Thay dầu cầu trước và sau.

– Rửa sạch và kiểm tra trợ lực phanh và lò xo. Kiểm tra điều kiện làm việc của các gioăng và lò xo thành phần. Kiểm tra phanh có bị mòn không, có nhạy không?.

– Kiểm tra sự kín khít của van phân phối và các xi lanh bằng cách để cần điều khiển ở vị trí trung gian xem nó có bị tụt áp không ?

– Cuối cùng là kiểm tra độ nhạy của hệ thống lái.

Như vậy, bạn có thể thấy quá tình bảo dưỡng máy xúc diễn ra thường xuyên, liên tục. Việc làm này giúp cho máy xúc của bạn vận hành một cách trơn tru hơn và kéo dài tuổi thọ của máy xúc, tránh việc hư hại đến các bộ phận của máy. Hãy lưu ý bảo dưỡng để máy xúc của bạn luôn làm việc trong trạng thái mạnh mẽ nhất nhé!